Cách Cân Đối Hóa Đơn Đầu Ra Và Đầu Vào

Cách cân đối hóa đơn đầu vào và đầu ra như thế nào? Dù là kế toán có kinh nghiệm cũng chưa chắc đã biết cách cân đối hóa đơn đầu vào và đầu ra. Vì vậy trong bài viết này, khóa học kế toán online sẽ chia sẻ với bạn đọc cách cân đối hóa đơn đầu ra và đầu vào.

>>>Tham khảo ngay: Review Khóa Học Kế Toán ONLINE chất lượng TỐT NHẤT

Tại sao cần cân đối hóa đơn đầu ra và đầu vào

Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thì các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ sẽ được thể hiện qua hóa đơn GTGT đầu vào và đầu ra. Kế toán cần phải cân đối các hóa đơn này một cách hợp lý. Việc cân đối hóa đơn đầu vào và đầu ra nhằm các mục đích như:

    • Kiểm soát số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có chi phí đầu vào ít nhưng đầu ra nhiều thì số tiền nộp thuế GTGT là rất lớn, vì vậy kế toán cần kiểm soát và cân đối giữa thuế GTGT đầu vào và đầu ra.
    • Ngoài thuế GTGT thì công ty cũng sẽ phải nộp thuế TNDN. Bạn cần cân đối thuế TNDN thường xuyên, tránh tình trạng thiếu sót chi phí
    • Kiểm soát chi phí lương nhân viên, ảnh hưởng trực tiếp đến thuế TNCN phải nộp
    • Cân đối hàng hóa trong kho. Nếu hóa đơn đầu vào nhiều và đầu ra ít chứng tỏ tồn kho quá nhiều và công ty sẽ bị thiếu doanh thu, áp doanh thu để tính thuế. Nếu hóa đơn đầu vào ít và đầu ra nhiều thì có thể dẫn tới xuất hàng không có tồn kho

Những vấn đề doanh nghiệp gặp phải khi mất cân đối hóa đơn đầu vào và đầu ra

Khi mất cân đối hóa đơn đầu vào và đầu ra thì doanh nghiệp sẽ có nhiều rủi ro như

    • Số liệu và hóa đơn của doanh nghiệp không đúng với thực tế
    • Nếu hóa đơn đầu ra ít hơn hóa đơn đầu vào thì doanh nghiệp sẽ báo lỗ trên thuế

Doanh nghiệp sẽ phải giải trình về số lượng kê khai trên hóa đơn và số lượng thực tế đối với cơ quan thuế. Khi không thể giải trình được thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt

Như vậy, nếu kế toán không quản lý trong ghi nhận hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào sẽ dẫn tới sự chênh lệch, mất cân bằng hóa đơn; đồng thời khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro như bị cơ quan thuế thanh, kiểm tra; bị xử phạt về việc trốn thuế và báo cáo sai sự thật. Hơn thế, điều này còn dễ khiến doanh nghiệp mất uy tín với các đối tác trên thị trường kinh doanh.

Cách cân đối hóa đơn đầu vào và đầu ra

Bản chất của hóa đơn đầu vào và đầu ra là doanh thu và chi phí. Vì vậy để cân đối hóa đơn đầu vào và đầu ra thì kế toán cần cân đối được các chi phí, muốn vậy kế toán cần làm theo những bước sau:

Bước 1: Xác định doanh thu

Kế toán cần xác định doanh thu tháng tiếp theo dựa trên

    • Kế hoạch xuất bán hàng hóa hàng ngày và hàng tháng, xác định tương đối doanh thu trong tháng
    • Theo dõi sổ tiêu thụ hàng hóa để cập nhật doanh thu bán hàng từng ngày
    • Ước tính lượng hàng bán được trong tháng sau dựa vào lượng hàng bán được trong tháng trước

Khi xác định được doanh thu thì kế toán dự kiến số thuế GTGT phải nộp hàng tháng là bao nhiêu.

Hạch toán kết chuyển doanh thu cuối kỳ bao gồm các TK như sau

Nợ TK 511, 515, 711

Có TK 911

Bước 2: Xác định chi phí

  • Kế toán cần ước tính được chi phí phát sinh trong tháng
  • Các chi phí phát sinh cần được xử lý để chi phí này không bị tính khi quyết toán thuế TNDN
  • Kế toán phải nắm được các chi phí kế toán và chi phí thuế để không bị sai sót khi cơ quan thuế kiểm tra

Việc xác định chi phí và thuế đầu vào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên kế toán vẫn cần căn cứ vào chi phí phát sinh để đưa ra con số tương đối

Bút toán chi phí cuối kỳ

Nợ TK 911

Có TK 632, 641, 642, 811, 821

Chi phí nguyên vật liệu

Đối với doanh nghiệp thương mại thì chi phí nguyên vật liệu được hạch toán bằng TK 156 và TK 621 đối với doanh nghiệp sản xuất

– Đối với doanh nghiệp thương mại: Lên kế hoạch dự trữ hàng hóa dựa trên lượng tiêu thụ hàng hóa hàng ngày

– Đối với doanh nghiệp sản xuất: Lên kế hoạch mua nguyên vật liệu dựa trên tình hình sản xuất và lượng tiêu thụ thực tế. Đây là căn cứ xác định chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất, xác định số thuế được khấu trừ.

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp thì hạch toán theo TK 622 và các khoản trích theo lương thì hạch toán theo TK 338

Kế toán có thể tính được chi phí tiền lương cho nhân viên hàng tháng. Từ đó có kế hoạch tuyển dụng nhân sự cũng như cân đối chi phí tiền lương trong doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung hạch toán theo TK 627. Chi phí này bao gồm chi phí thuê ngoài thường xuyên phát sinh, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí phân xưởng, chi phí trả trước, chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ.

Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng hạch toán theo TK 641 bao gồm chi phí hoa hồng, chi phí vận chuyển hàng hóa và các chi phí khác

Chi phí quản lý chung

Chi phí quản lý chung hạch toán theo TK 642 bao gồm các khoản chi phí phát sinh chung cho doanh nghiệp

Việc cân đối hóa đơn đầu vào và đầu ra sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận. Vì vậy kế toán cần có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh doanh của công ty để làm tốt công việc này

Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *