Cách Hạch Toán Mua Hàng Nhập Khẩu – Khóa Học Kế Toán Online

Hạch toán mua hàng nhập khẩu như thế nào? Để rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc hãy cùng Khóa Học Kế Toán Online theo dõi bài viết dưới đây nhé

>>Xem thêm: Review Khóa Học Kế Toán ONLINE chất lượng TỐT NHẤT

1. Hồ sơ chứng từ mua hàng nhập khẩu

2. Hạch toán mua hàng nhập khẩu

Trường hợp 1: Sau khi nhận hàng, doanh nghiệp thanh toán tất cả tiền hàng nhập khẩu cho nhà cung cấp

– Khi nhận hàng, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 211 – Trị giá lô hàng áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế

Có 331

– Khi thanh toán cho nhà cung cấp, ghi:

Nợ TK 331 – lấy theo tỷ giá ghi sổ khi nhận hàng

Nợ TK 635 – nếu xuất hiện chênh lệch lỗ tỷ giá (giữa tỷ giá khi nhận hàng và tỷ giá thanh toán)

Có TK 112 – lấy theo tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng nơi thực hiện giao dịch thanh toán

Có TK 515 – nếu xuất hiện chênh lệch lãi tỷ giá (giữa tỷ giá khi nhận hàng và tỷ giá thanh toán)

Trường hợp 2: Doanh nghiệp thanh toán trước toàn bộ tiền hàng nhập khẩu

– Khi thanh toán trước hay ứng trước ghi:

Nợ TK 331 – Trị giá lô hàng, tỷ giá tính lấy theo tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch)

Có TK 112

– Khi nhận hàng ghi

Nợ TK 152, 153,156, 211 – tỷ giá lấy theo tỷ giá ghi sổ tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh, chính là tỷ giá khi thanh toán trước cho nhà cung cấp

Có TK 331 – Trị giá lô hàng, lấy theo tỷ giá ghi sổ trước khi thanh toán

Trường hợp 3: Doanh nghiệp thanh toán tiền cho nhà cung cấp nhiều lần

– Khi thanh toán trước lần 1, kế toán ghi:

Nợ TK 331 – trị giá thanh toán trước, tỷ giá lấy theo tỷ giá giao dịch thực tế

Có TK 112

– Khi nhận được lô hàng nhập khẩu, lúc này giá trị lô hàng chia làm 2 phần:

    • Phần ứng trước áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh (tỷ giá khi thực hiện ứng trước)
    • Phần còn lại cần thanh toán thêm: áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế.

Định khoản:

Nợ TK 152,153, 156, 211 – giá trị lô hàng

Có 331 – trị giá thanh toán trước + trị giá còn lại

– Khi thực hiện thanh toán nốt phần còn lại cho nhà cung cấp thì kế toán ghi:

Nợ TK 331 – Áp dụng theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh khi nhận hàng

Nợ 635 – Nếu xuất hiện chênh lệch lỗ tỷ giá (giữa tỷ giá thanh toán và tỷ giá nhận hàng)

Có TK 112 – trị giá còn lại của lô hàng, với tỷ giá lấy theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch thanh toán

Có 515 – Nếu xuất hiện chênh lệch lãi tỷ giá (giữa tỷ giá thanh toán và tỷ giá nhận hàng)

3. Hạch toán tiền thuế hàng nhập khẩu

– Hạch toán tiền thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu

Nợ TK 152, 156, 211: Tổng tiền các loại thuế

Có TK 3333: Thuế nhập khẩu

Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt

– Khi nộp tiền thuế

Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Nợ TK 3332: Thuế TTĐB

Nợ TK 3333: Thuế XNK

Nợ TK 333: Các loại thuế khác nếu có

Có TK 111, 112

– Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Nợ TK 1331

Có TK 333312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu

– Các chi phí khác nhau lưu kho, vận chuyển, bến bãi

Nợ TK 156, 152, 153, 211

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331

Ví dụ về hạch toán mua hàng nhập khẩu

Công ty A mua thiết bị y tế có trị giá nhập khẩu là 50.000 USD và tỷ giá của ngân hàng hôm đó là 20.000. Vậy hạch toán hàng nhập khẩu như sau

Trường hợp 1: Thanh toán toàn bộ tiền cho nhà cung cấp trước khi nhận hàng

Nợ TK 331: 50.000 x 20.000

Có TK 112: 50.000 x 20.000

Khi hàng về đến cảng thì tỷ giá trên tờ khai là 21.000 nhưng kế toán không được hạch toán theo tỷ giá này

Nợ TK 156: 50.000 x 20.000

Có TK 331: 50.000 x 20.000

Trường hợp 2: Thanh toán nhiều lần cho nhà cung cấp

– Ngày 20/10/2021 thanh toán trước 25.000 USD và tỷ giá bán ra của ngân hàng mà doanh nghiệp mở giao dịch là 20.000

Nợ TK 331: 25.000 x 20.000

Có TK 112: 25.000 x 20.000

– Ngày 30/10/2021 hàng về đến cảng, tỷ giá bán ra của ngân hàng doanh nghiệp mở giao dịch là 21.000

Nợ TK 156: (25.000 x 21.000) + (25.000 x 20.000)

Có TK 331: (25.000 x 21.000) + (25.000 x 20.000)

– Ngày 11/11/2021 thanh toán nốt số tiền còn lại cho nhà cung cấp: 25.000 USD và tỷ giá bán ra của ngân hàng mà doanh nghiệp mở giao dịch là 20.500

Nợ TK 331: 25.0000 x 21.000

Có TK 112: 25.000 x 20.500

Có TK 515: 25.000 x (21.000-20.500)

Tham khảo: KHÓA HỌC KẾ TOÁN ONLINE – TỔNG HỢP THỰC HÀNH TỪ A – Z

Trường hợp 3: Thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp 

– Ngày 20/10/2021 hàng về cảng và tỷ giá bán ra của ngân hàng là 21.000

Nợ TK 156: 25.000 x 21.000

Có TK 331: 25.000 x 21.000

– Ngày 20/10/2021 thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp, tỷ giá của ngân hàng hôm đó là 20.000

Nợ TK 331: 25.000 x 21.000

Nợ TK 635: 25.000 x (21.000 – 20.000)

Có TK 112: 25.000 x 20.000

Qua bài viết này, bạn đọc đã biết cách hạch toán mua hàng nhập khẩu. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc

>>>Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *