Khấu hao tài sản cố định là gì? Tại sao phải khấu hao tài sản cố định? Cách tính khấu hao tài sản cố định như thế nào? Trong bài viết này, khóa học kế toán online sẽ giải đáp những vấn đề này. Các bạn theo dõi nhé!
>>> REVIEW Khóa Học Nguyên Lý Kế Toán Online Ở Đâu Tốt
1.Khấu hao tài sản cố định là gì?
Khấu hao tài sản cố định là việc định giá, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản cố định, khi giá trị của tài sản đó bị giảm dần bởi sự hao mòn tự nhiên hoặc do sự tiến bộ về công nghệ sau khoảng thời gian sử dụng.
Khấu hao tài sản cố định được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong quá trình doanh nghiệp sử dụng tài sản đó.
Có 2 vấn đề kế toán cần xác định rõ khi tính khấu hao tài sản cố định đó là:
– Tài sản cố định được được mua mới hay đã sử dụng
– Thời gian để tính khấu hao tài sản cố định (thời điểm chính thức đưa tài sản cố định vào sử dụng).
Lưu ý:
– Doanh nghiệp có thể chủ động quyết định thời gian tính khấu hao tài sản cố định, tuy nhiên cần dựa trên khung thời gian trích khấu hao tài sản cố định của bộ tài chính và thông báo về thời gian tính khấu hao tài sản cố định đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
– Nếu doanh nghiệp trích khấu hao nhiều hơn khung thời gian quy định thì chi phí vượt khung đó sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Tại sao phải khấu hao tài sản cố định?
– Khấu hao tài sản cố định nhằm giúp doanh nghiệp thu hồi đồng vốn đã bỏ ra để mua TSCĐ đó dần dần và doanh nghiệp sẽ thu hồi được đầy đủ số vốn đó khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng.
– Khấu hao tài sản cố định cũng được xem là một biện pháp giúp doanh nghiệp thực hiện việc bảo toàn vốn cố định của mình.
– Giúp doanh nghiệp xác định được giá thành sản phẩm, đánh giá kết quả kinh doanh.
– Là cơ sở để tính toán việc tái đầu tư và tái sản xuất.
3. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định
3.1. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng
Khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng là phương pháp khấu hao theo mức tính ổn định hàng năm trong suốt thời gian sử dụng, phương pháp này áp dụng được với hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Công thức tính khấu hao tài sản cố định:
3.2. Cách tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần có điều chỉnh là phương pháp áp dụng đối với các lĩnh vực công nghệ có sự thay đổi, phát triển nhanh, hoạt động có hiệu quả và phải thỏa các điều kiện sau:
– Là tài sản cố định mới, chưa qua sử dụng;
– Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường thí nghiệm.
Công thức khấu hao hàng năm:
Những năm cuối khi mức khấu hao bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ
3.3. Cách tính khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
TSCĐ áp dụng được phương pháp này phải thỏa các điều kiện sau:
– Liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất sản phẩm.
– Phải xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm được tạo ra bởi TSCĐ đó.
– Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm không thấp hơn 100% công suất thiết kế.
Mức trích khấu hao hàng tháng/năm = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng/năm x mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm
Trong đó:
Nếu công suất hoặc nguyên giá của TSCĐ có thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao của TSCĐ.
Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết nhất về khấu hao tài sản cố định. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho công việc kế toán của bạn.
Xem thêm:
- Công Cụ Dụng Cụ Là Gì? Hướng Dẫn Hạch Toán Công Cụ Dung Cụ
- Tài Sản Cố Định Thuê Tài Chính – Những Kiến Thức Cần Biết
- Cách lập bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200
- Hạch Toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu