Các khoản giảm trừ doanh thu

Hạch Toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu

Khoản giảm trừ doanh thu là việc ghi nhận doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ sụt giảm vì một số lý do như chiết khấu, giảm giá…

Trước đây khoản giảm trừ doanh thu được ghi nhận vào tài khoản 521 theo quyết định số 48/2002/QĐ-BTC hay thông tư 200/2014/TT-BTC, tuy nhiên trong thông tư mới nhất của Bộ Tài Chính (Thông tư 133/2016/TT-BTC) đã không còn tài khoản 521.

Vậy làm thế nào để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Khóa học kế toán online

I. Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Là Gì?

Hiểu đơn giản khoản giảm trừ doanh thu là những khoản phát sinh được điều chỉnh làm giảm doanh thu bán hàng hoá, sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.

Ví dụ: Nhân dịp ngày thành lập, doanh nghiệp có chương trình ưu đãi cho những khách hàng mua 2 sản phẩm sẽ được giảm trừ 10% so với giá niêm yết. Khi đó doanh nghiệp sẽ ghi nhận khoản giảm trừ doanh thu.

>>> REVIEW Khóa Học Nguyên Lý Kế Toán Online Ở Đâu Tốt

II. Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Bao Gồm?

Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền chênh lệch giữa giá bán niêm yết và giá bán thực tế mà doanh nghiệp giảm trừ cho khách hàng mua hàng hóa, sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ với số lượng lớn. Hoặc trong trường hợp doanh nghiệp có các chương trình khuyến mãi trong một số dịp lễ đặc biệt.

Giảm giá hàng bán: Là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng trong trường hợp khách hàng mua hàng hoá, thành phẩm kém phẩm chất, sai quy cách, lỗi thời hay không đáp ứng đủ điều kiện chất lượng như trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết.

Hàng bán bị trả lại: Là số hàng mà khách hàng trả lại cho doanh nghiệp bán trong trường hợp hàng hóa sai lệch quá nhiều so với hợp đồng, hàng hóa kém phẩm chất hoặc hàng hóa không đúng chủng loại, quy cách.

Cách hạch toán Các khoản giảm trừ doanh thu

III. Phương Pháp Kế Toán Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu

Thông tư 133 không còn tài khoản 521, chính vì vậy các khoản giảm trừ doanh thu sẽ được hạch toán vào tài khoản 511. Tài khoản 511 là tài khoản phản ánh các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Các khoản trừ doanh thu được hạch toán như sau:

Bên nợ

Ghi nhận các khoản làm giảm trừ doanh thu như giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại lại trong kỳ

Phản ánh doanh thu cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh.

Bên có

Ghi nhận các khoản làm phát sinh doanh thu từ cung cấp hàng hóa, dịch vụ… trong kỳ kế toán.

Chú ý: Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.

IV. Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

1. Khi chiết khấu thương mại

Có 3 trường hợp xảy ra và và cách hạch toán cho mỗi trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp Bên bán Bên mua
1. Mua hàng một lần đạt luôn chiết khấu (giá ghi trên hóa đơn là giá đã chiết khấu) + Khoản chiết khấu thương mại sẽ không cần hạch toán riêng  

+ Khi ghi nhận doanh thu hạch toán doanh thu thuần (Là giá đã được chiết khấu – Theo số tiền ở trên hóa đơn)

+ Hạch toán giá trị hàng mua theo giá đã trừ đi khoản chiết khấu. (Hạch toán theo hóa đơn) 
2. Mua nhiều lần mới đạt chiết khấu ( Số tiền chiết khấu được ghi trên hóa đơn ở lần mua cuối cùng)
3. Người bán lập chiết khấu thương mại khi chương trình kết thúc hoặc số tiền chiết khấu thương mại lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng. Nợ TK 511 – Khoản chiết khấu thương mại.

Nợ TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có).

Có TK 131, 111, 112 – Tổng số tiền chiết khấu thương mại.

Nợ TK 331, 111, 112 – Tổng số tiền chiết khấu thương mại. 

Có TK 152, 153,156 – Trong trường hợp hàng nhập kho nhưng chưa bán 

Có TK 632 – Trong trường hợp hàng mua về đã bán 

Có TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ 

>>> Review Khóa Học Kế Toán ONLINE chất lượng TỐT NHẤT

2. Khi Giảm giá hàng bán

Có hai trường hợp xảy ra khi giảm giá hàng bán

Trường hợp 1: Hàng bán được giảm giá trước khi bán

Nghĩa là bên bán và bên mua đã thỏa thuận giảm giá hàng kém chất lượng, hàng bị lỗi, trước khi thực hiện giao bán hàng. Khi đó bên bán lập hóa đơn bán hàng, đơn giá ghi trên hóa đơn là đơn giá đã giảm.

→ Giá trị hàng giảm giá không được phản ánh trên hóa đơn bán hàng nên bên bán và bên mua hạch toán như bán hàng thông thường.

Bên bán  Bên mua 
Phản ánh doanh doanh thu thuần (theo giá đã giảm trừ – số tiền nhận được theo hóa đơn) Hạch toán giá trị hàng mua theo giá đã giảm trừ (theo số tiền phải thanh toán trên hóa đơn)
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 511 – Doanh thu thuần (số tiền sau khi giảm giá) 

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp 

(= Có TK 511*Thuế suất của mặt hàng đó) 

Nợ TK 152, 153, 156 – Giá trị tiền hàng sau khi giảm giá 

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ 

(= Nợ 152, 153, 156 * Thuế suất của mặt hàng đó)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán 

Trường hợp 2: Hàng bán được giảm giá sau khi bán

Nghĩa là bên bán đã lập hóa đơn và giao hàng cho bên mua, sau đó bên mua mới phát hiện ra hàng kém chất lượng, hàng bị lỗi như đã thỏa thuận (trên hợp đồng mua bán).

Khi đó người bán quyết định giảm giá hàng bán để bên mua tiếp tục lấy hàng.

→ Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá hàng bán (do hàng kém chất lượng, hàng bị lỗi)

Bên bán  Bên mua 
Lập hóa đơn điều chỉnh giảm.

Ghi giảm doanh thu hàng giảm giá

Ghi nhận giảm giá trị hàng mua (do được giảm giá)
Nợ TK  511 – Khoản giảm giá hàng bán 

Nợ TK  3331 (nếu có)

Có TK 111, 112, 131 – Tổng số tiền giảm giá phải trả cho người mua. 

 

Nợ TK 111, 112, 331 – Tổng số tiền giảm giá được hưởng 

Có TK 152, 153, 156 – Trong trường hợp hàng mua nhập kho chưa bán 

Có TK 632 – Trong trường hợp hàng mua về đã bán 

Có TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

3. Hàng bán bị trả lại
*Khi bán hàng:

Bên bán  Bên mua
Xuất hóa đơn bán hàng  Nhận hóa đơn mua hàng từ bên bán 
– Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 111, 112, 131 

Có TK 511

Có TK 3331 (Nếu có) 

– Ghi nhận giá vốn hàng bán 

Nợ TK 632 

Có TK 154, 155, 156 

Ghi tăng giá trị hàng mua

Nợ TK 152, 153, 156

Nợ TK 1331 (nếu có) 

Có TK 111, 112, 331 

*Khi trả lại hàng

Bên bán  Bên mua
Nhận hóa đơn hàng bán bị trả lại từ bên mua 

– Ghi nhận doanh thu giảm do hàng bị trả lại 

Nợ TK 551 – Doanh thu hàng bán bị trả lại 

Nợ TK 3331 (nếu có)

Có TK 111, 112, 131 

– Ghi nhận giảm giá vốn hàng bán do bị trả lại hàng 

Nợ 154, 155, 156 

(= Số lượng hàng trả lại * đơn giá xuất kho của hàng bán) 

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán 

Xuất hóa đơn cho bên bán để trả lại hàng 

– Ghi nhận giảm giá trị hàng mua 

Nợ TK  111, 112, 331 

Có TK 152, 153, 156

Có TK 1331 ( nếu có) 

*Trong trường hợp phát sinh các chi phí trả lại hàng

Bên bán  Bên mua
Ghi tăng chi phí bán hàng 

Nợ Tk 6421 – Chi phí nhân viên quản lý

Nợ TK 1331 (nếu có)

Có TK 111, 112, 331

Nợ TK 6422, 811 – Chi phí vật liệu quản lý, chi phí khác 

Nợ TK 1331 (nếu có)

Có TK 111, 112, 331 

Trên đây Khóa Học Kế Toán Online đã hướng dẫn bạn đọc cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu chi tiết. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết hữu ích với bạn đọc. Xem thêm: 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *