Tài sản cố định thuê tài chính là gì

Tài Sản Cố Định Thuê Tài Chính – Những Kiến Thức Cần Biết

Tài sản cố định thuê tài chính được coi là một trong những loại tài sản đặc thù của doanh nghiệp. Vậy tài sản cố định thuê tài chính là gì? Những kiến thức cần biết về tài sản cố định thuê tài chính được Khóa Học Kế Toán Online trình bày trong bài viết dưới đây.

1. Tài Sản Cố Định Thuê Tài Chính Là Gì?

Căn cứ vào điểm 3, Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì:

Tài sản cố định thuê tài chính là các tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê ở công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê tài sản, bên thuê sẽ được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hay là tiếp tục thuê theo như những điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính.

Tổng số tiền thuê một loại tài sản được quy định trong hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải có giá trị tương đương của tài sản đó ở thời điểm ký hợp đồng.

Mọi TSCĐ đi thuê nếu như không thoả mãn những quy định nêu trên sẽ được coi là tài sản cố định thuê hoạt động. 

»»»» Review Khóa Học Kế Toán ONLINE chất lượng TỐT NHẤT

2. Điều Kiện Ghi Nhận Tài Sản Cố Định Thuê Tài Chính

Điều kiện để ghi nhận tài sản cố định cho thuê tài chính như sau:

– Quyền sở hữu của TSCĐ mà công ty cho thuê tài chính cho các doanh nghiệp thuê được chuyển giao sang cho doanh nghiệp khi kết thúc thời hạn thuê.

– Ở hợp đồng, bên thuê được cho phép lựa chọn mua tài sản cố định đã thuê với mức giá tính thấp hơn so với giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.

– Thời hạn cho thuê tài sản cố định tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng thực tế của tài sản đó cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản.

– Vào thời điểm thuê TSCĐ, tổng chi phí thuê TSCĐ phải chiếm tối thiểu là 60% giá trị của TSCĐ thuê tài chính.

– Tài sản cố định thuê tài chính nằm trong loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê mới có khả năng sử dụng mà không cần phải thay đổi, sửa chữa lớn.

3. Phân Biệt Tài Sản Cố Định Thuê Tài Chính Và Thuê Hoạt Động

Tiêu chí Tài sản cố định thuê tài chính  TSCĐ thuê hoạt động
Khái niệm  Là thuê tài sản mà ở đó bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê tài sản. Quyền sở hữu tài sản có thể được chuyển giao ở thời điểm cuối thời hạn thuê. Là thuê tài sản không phải là thuê tài chính (nghĩa là không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu tài sản của bên thuê)
Thời gian thuê thời gian thuê dài hạn  thời gian thuê ngắn hạn
Mức độ chuyển giao các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê Nội dung của hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích; gắn liền quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Nội dung của hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê
Ghi nhận thuê tài sản trong BCTC của bên thuê  – Bên thuê sẽ ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả ở trên bảng cân đối kế toán cùng 1 giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm bắt đầu thuê tài sản. Nếu như giá trị hợp lý cao hơn so với giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thì sẽ ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.

– Khi trình bày về các khoản nợ phải trả của thuê tài chính trong báo cáo tài chính, phải có sự phân biệt về nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

– Chi phí trực tiếp ban đầu phát sinh liên quan đến hoạt động thuê tài chính như là chi phí đàm phán ký hợp đồng được ghi vào nguyên giá tài sản đi thuê.

– Khoản thanh toán tiền thuê Tài sản cố định thuê tài chính được chia thành chi phí tài chính và khoản phải trả nợ gốc. Chi phí tài chính phải được tính theo từng kỳ kế toán xuyên suốt thời hạn thuê theo tỷ lệ lãi suất cố định định kỳ trên số dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế toán.

– Thuê tài chính sẽ phát sinh thêm khoản chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho mỗi kỳ kế toán.

– Khi trình bày tài sản thuê trong BCTC cần phải tuân thủ các quy định trong chuẩn mực kế toán “TSCĐ hữu hình”.

– Những khoản thanh toán tiền thuê hoạt động không gồm các chi phí dịch vụ, bảo hiểm và bảo dưỡng, phải được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn thuê tài sản, không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng được phương pháp tính khác hợp lý hơn.
Ghi nhận thuê tài sản trong BCTC của bên cho thuê  – Bên cho thuê phải ghi nhận giá trị tài sản cho thuê tài chính là khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán bằng với giá trị đầu tư thuần trong hợp đồng cho thuê Tài chính.

–  Phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu tài sản sẽ được chuyển giao cho bên thuê tài sản, vậy nên các khoản phải thu về cho thuê tài chính được ghi nhận là khoản phải thu vốn gốc và doanh thu tài chính từ khoản đầu tư và dịch vụ của bên cho thuê tài sản.

– Ghi nhận doanh thu tài chính phải dựa trên căn cứ là mức lãi suất định kỳ cố định trên tổng số dư đầu tư thuần cho thuê tài chính.

– Bên cho thuê phân bổ doanh thu tài chính trong suốt thời gian cho thuê căn cứ trên lãi suất thuê định kỳ cố định trên số dư đầu tư thuần cho thuê tài chính. Khoản thanh toán tiền thuê tài chính sẽ không bao gồm các chi phí cung cấp dịch vụ được trừ vào đầu tư gộp để làm giảm đi số vốn gốc và doanh thu tài chính chưa thực hiện.

– Chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra doanh thu tài chính như là chi phí phát sinh khi đàm phán ký kết hợp đồng, tiền hoa hồng thường sẽ do bên cho thuê chi trả và được ghi nhận vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc được phân bổ dần vào chi phí theo thời hạn cho thuê tài sản phù hợp trong việc ghi nhận doanh thuê.

– Bên cho thuê phải ghi nhận tài sản cho thuê hoạt động trên bảng cân đối kế toán dựa theo cách phân loại tài sản của doanh nghiệp.

– Doanh thu cho thuê hoạt động được ghi nhận dựa theo phương pháp đường thẳng xuyên suốt thời hạn cho thuê và không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng được phương pháp tính khác hợp lý hơn.

– Chi phí cho thuê hoạt động gồm có cả khấu hao tài sản cho thuê sẽ được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi phát sinh.

– Chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra doanh thu việc cho thuê hoạt động sẽ được ghi nhận vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc phân bổ dần vào chi phí trong suốt thời hạn cho thuê phù hợp trong việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động.

– Khấu hao tài sản cho thuê phải dựa vào một cơ sở nhất quán với các chính sách khấu hao của bên cho thuê áp dụng đối với các tài sản tương tự và chi phí khấu hao phải được tính theo như trong quy định của chuẩn mực kế toán “TSCĐ hữu hình” và “TSCĐ vô hình”.

– Bên cho thuê tài sản là doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh nghiệp thương mại ghi nhận doanh thu từ việc cho thuê hoạt động theo từng thời hạn của việc cho thuê.

4. Cách Tính Nguyên Giá Tài Sản Cố Định Thuê Tài Chính

Cách Tính Nguyên Giá Tài Sản Cố Định Thuê Tài Chính

Nguyên giá Tài sản cố định thuê tài chính = Giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê + Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan tới hoạt động thuê tài chính.

– Giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê là giá trị được định giá của tài sản hay là thỏa thuận thống nhất giữa hai bên về giá trị của hợp đồng thuê. Ở thời điểm khởi đầu thuê, các bên có thể thỏa thuận dựa trên giá trị tối thiểu được phép giao dịch.

– Chi phí trực tiếp phát sinh được tính toán trong nguyên giá phát sinh ban đầu. Tức là phát sinh trước khi bên thuê nhận về tài sản để sử dụng và sở hữu trong thời gian thuê. Kể từ thời điểm đó các lợi ích hay rủi ro đều được chuyển giao cho bên thuê. Đồng thời tồn tại cho đến thời điểm hợp đồng thuê chấm dứt hiệu lực pháp luật.

»»»» REVIEW Khóa Học Nguyên Lý Kế Toán Online Ở Đâu Tốt

5. Trích Khấu Hao Tài Sản Cố Định Thuê Tài Chính

Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp thuê Tài sản cố định theo hình thức thuê tài chính phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc sự sở hữu của doanh nghiệp theo như quy định hiện hành.

Trong trường hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính cam kết là không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê sẽ được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo như thời hạn thuê trong hợp đồng.

6. Cách Hạch Toán Tài Sản Cố Định Thuê Tài Chính

a, Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê ghi như sau:

– Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

– Có TK 111, 112, …

b, Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hay ký quỹ đảm bảo về việc thuê tài sản ghi như sau:

– Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3412)

– Nợ TK 244 – Cầm cố, ký cược, ký quỹ

– Có TK 111, 112, …

c, Khi nhận Tài sản cố định thuê tài chính, kế toán dựa vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi như sau:

– Nợ TK 212 – Tài sản cố định thuê tài chính

– Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3412)

Chi phí trực tiếp ban đầu có liên quan đến hoạt động thuê tài chính ghi nhận vào trong nguyên giá Tài sản cố định thuê tài chính, ghi như sau:

– Nợ TK 212 – Tài sản cố định thuê tài chính

– Có TK 242 – Chi phí trả trước, hoặc

– Có TK 111, 112, …

d, Định kỳ nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính ghi như sau:

– Trả nợ gốc, trả tiền lãi thuê cho bên cho thuê, ghi như sau:

+ Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

+ Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3412)

+ Có TK 111, 112…

e, Khi nhận được hóa đơn của bên cho thuê yêu cầu phải thanh toán khoản thuế GTGT đầu vào ghi:

– Trường hợp thuế GTGT được khấu trừ, ghi như sau:

Nợ TK 133 (1332) – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 112

Có TK 338 – Phải trả khác (thuế GTGT đầu vào phải trả cho bên cho thuê).

– Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 212 – Tài sản cố định thuê tài chính (trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và việc thanh toán thuế GTGT được thực hiện đúng một lần ngay tại thời điểm ghi nhận TSCĐ thuê tài chính)

Nợ TK 627, 641, 642 (trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và thanh toán theo định kỳ nhận hóa đơn)

Có TK 112

Có TK 338 – Phải trả khác (thuế GTGT đầu vào phải trả cho bên cho thuê).

f, Trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi như sau:

– Nợ TK 635 – Chi phí tài chính.

– Có TK 111, 112, …

g, Trả lại Tài sản cố định thuê tài chính theo quy định trong hợp đồng thuê cho bên cho thuê ghi:

– Nợ TK 214 (2142) – Hao mòn TSCĐ

– Có TK 212 – Tài sản cố định thuê tài chính

h, Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định là bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị của tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu về tài sản, kế toán sẽ ghi giảm Tài sản cố định thuê tài chính và tăng TSCĐ hữu hình thuộc sự sở hữu của doanh nghiệp. Khi chuyển tài sản thuê tài chính thành tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, ghi:

– Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

– Có TK 212 – Tài sản cố định thuê tài chính

– Có TK 111, 112, …

Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi như sau:

– Nợ TK 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

– Có TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình

Trên đây là những thông tin có liên quan đến tài sản cố định thuê tài chính và những kiến thức cần biết. 

Tags: Tài sản cố định thuê tài chính, hạch toán tài sản cố định thuê tài chính, khấu hao tài sản cố định thuê tài chính, ví dụ về tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định thuê tài chính là gì, cách hạch toán tài sản cố định thuê tài chính, nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính, kế toán tài sản cố định thuê tài chính, trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định thuê tài chính có trích khấu hao không, cách tính nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính, bài tập kế toán tài sản cố định thuê tài chính, …

Tham khảo thêm:

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *