Chiết Khấu Thương Mại Là Gì? Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại

Sau khi hoàn thành việc mua bán hàng hóa với chiết khấu được thỏa thuận thì kế toán cần hạch toán chiết khấu thương mại. Vậy chiết khấu thương mại là gì? Hạch toán chiết khấu thương mại như thế nào? Để rõ hơn về chiết khấu thương mại, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của khóa học kế toán online nhé

>>>Tham khảo: REVIEW Khóa Học Nguyên Lý Kế Toán Online Ở Đâu Tốt

Chiết khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách mua hàng với số lượng lớn. Khoản chiết khấu sẽ được quy định rõ trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng.

Hạch toán chiết khấu thương mại

Hạch toán chiết khấu thương mại khi giá bán ghi trên hóa đơn là giá đã giảm

Người bán hạch toán chiết khấu thương mại như sau:

– Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng;

– Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu đã giảm giá);

– Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311);

Người mua hạch toán chiết khấu thương mại như sau:

– Nợ TK 152,153,156 (giá đã giảm giá);

– Nợ TK 133;

– Có TK 331;

Hạch toán chiết khấu thương mại khi người mua hàng đạt được sản lượng

Người bán hạch toán chiết khấu thương mại như sau:

– Nợ TK 521 (Số tiền chiết khấu);

– Nợ TK 3331 (Giảm số thuế GTGT phải nộp);

– Có TK 111,112,131;

Người mua hạch toán chiết khấu thương mại như sau:

– Nợ TK 111,112,331;

– Có TK 152,153,156 (Số tiền chiết khấu);

Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thương mại có hiệu lực khi khách hàng mua số lượng lớn quy định trong hợp đồng. Khi đó kế toán xuất hóa đơn và thuế GTGT được điều chỉnh giảm tương ứng với phần chiết khấu. Thuế TNDN thì được tính vào khoản giảm trừ doanh thu. 

Chiết khấu thanh toán có hiệu lực khi khách hàng thanh toán trước hạn hợp đồng quy định. Khi đó không cần xuất hóa đơn và không được giảm thuế GTGT. Thuế TNDN được tính vào chi phí được trừ. 

Tham khảo: KHÓA HỌC KẾ TOÁN ONLINE – TỔNG HỢP THỰC HÀNH TỪ A – Z

Hóa đơn chiết khấu thương mại

Khi viết hóa đơn chiết khấu thương mại, kế toán có thể chia ra làm 3 trường hợp sau:

+Viết hóa đơn chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng

+Viết hóa đơn chiết khấu thương mại khi mua hàng với số lượng lớn

+Viết hóa đơn với số tiền chiết khấu khi đã kết thúc chương trình khuyến mãi

Ví dụ về chiết khấu thương mại

Công ty X bán 1000 hộp sữa cho công ty Y. Công ty Y là nhà bán buôn. Mỗi hộp sữa có giá bán lẻ là 10000 đồng. Công ty Y được chiết khấu thương mại 30%. Vậy giá bán sẽ là (10000×1000) – (10000x1000x30%) = 7000000 đồng

Vậy bạn đọc đã hiểu chiết khấu thương mại là gì và cách hạch toán chiết khấu thương mại qua bài viết trên. Hy vọng bài viết của chúng tôi hữu ích với bạn đọc

>>>Xem thêm:

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *